Để có thể làm được những bài tập liên quan đến xác định chủ ngữ, vị ngữ không hề khó. Thế nhưng bạn phải nắm chắc được kiến thức chủ ngữ là gì vị ngữ là gì mới có thể làm chủ được phần nội dung này. Cùng muahangdambao.com tìm hiểu thêm về chủ đề này trong bài viết sau các bạn nhé!
Chủ ngữ là gì?
Trong các tài liệu nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, khái niệm chủ ngữ thường được định nghĩa là một thành phần chính quan trọng của câu nhằm biểu thị đối tượng mà hành động, tính chất, trạng thái của nó hoàn toàn độc lập với các thành phần khác của câu và được xác định bởi 1 vị ngữ.

Cấu tạo xét về phương diện tổ chức cấu trúc thì chủ ngữ có cấu tạo tương đối đa dạng, nó có thể là một từ, một hoặc những cụm từ hay một hoặc những tiểu cú.
Chủ ngữ trong phần lớn các trường hợp thì đều mang ý nghĩa chỉ người và sự vật nhưng nó cũng có thể có các ý nghĩa khác nhau. Chủ ngữ có thể được phản ánh bằng danh từ, danh ngữ, tính từ, đại từ, tính ngữ, động từ, số từ, động ngữ.
Ví dụ cụ thể:
- Tôi đang nấu ăn (Tôi ở đây là chủ ngữ)
- Quỳnh đang làm bài tập (Quỳnh ở đây là chủ ngữ)
- Lao động là vinh quang (“lao động” vốn dĩ là động từ nhưng ở trong trường hợp này thì “lao động” sẽ đóng vai trò là chủ ngữ).
- Quyển tiểu thuyết bạn tặng tôi rất hay (Quyển tiểu thuyết bạn tặng tôi là chủ ngữ, và đây là một cụm chủ – vị có vai trò làm chủ ngữ, quyển tiểu thuyết bạn là chủ ngữ còn tặng tôi là vị ngữ).
Vị ngữ là gì?
Vị ngữ là một thuật ngữ của logic học được dùng để biểu thị một thành phần kết cấu của phán đoán, tức là nói về chủ thể. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ vị ngữ thường được dùng để chỉ thành phần chính của câu, tương ứng với điều được thông báo. Hay nói cách khác, nó là thành phần để biểu thị hành động, tính chất, trạng thái, quá trình hay quan hệ của sự vật (chủ thể) được thể hiện thông qua chủ ngữ.
Cấu tạo: Xét về phương diện tổ chức cấu trúc cũng như chủ ngữ thì cấu tạo của vị ngữ có thể là từ hoặc một vài cụm từ hoặc một vài tiểu cú.

Vị ngữ là một trong những thành phần chính của câu và có tác động đến toàn câu. Nó là trung tâm tổ chức của câu và vì thế vị ngữ có nhiều vấn đề phức tạp hơn cả chủ ngữ. Là trung tâm của tổ chức câu cho nên nên rất hiếm câu có vị ngữ bị lược bỏ.
Ví dụ cụ thể:
- Con chó con đang ngủ (đang ngủ ở đây là vị ngữ).
- Quán cà phê này đẹp quá (đẹp quá sẽ là vị ngữ)
- Chiếc ghế này gỗ còn tốt lắm (gỗ còn tốt lắm ở đây sẽ là vị ngữ và là một cụm chủ – vị. Trong đó, gỗ là chủ ngữ, còn tốt lắm sẽ là vị ngữ).
Xem thêm: Khởi ngữ là gì? Cách nhận biết và bài tập về khởi ngữ
Cách xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ trong câu
- Cách nhận biết chủ ngữ: Thành phần này thường được dùng để trả lời cho câu hỏi về ai, con gì, cái gì, sự vật gì hoặc hiện tượng gì?
Ví dụ: Yến là người bạn thân nhất của tôi. Vậy thì Yến ở đây sẽ là chủ ngữ để trả lời cho câu hỏi “ai” là người bạn thân nhất của tôi.
- Cách nhận biết vị ngữ: Vị ngữ sẽ trả lời cho nhóm câu hỏi liên quan đến là gì, làm gì, như thế nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết được vị ngữ thông qua từ là để nối với chủ ngữ.
Ví dụ: Cún là chú chó mà tôi yêu quý nhất. Chú chó mà tôi yêu quý nhất sẽ là vị ngữ trả lời cho câu hỏi cún là ai.
Có thể thấy rằng cách xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu không quá khó đúng không nào các bạn. Chỉ cần nắm vững kiến thức và vận dụng cách nhận biết mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên một cách khoa học để luyện tập thành thạo dạng bài này là có thể làm bài kiểm tra một cách tự tin rồi.

Bài tập liên quan đến chủ ngữ và vị ngữ cùng lời giải cụ thể

Bài 1: Chỉ ra các lỗi sai trong các câu sau đây và sửa lại cho đúng:
- Những câu chuyện cổ tích mà mỗi đêm bà kể cho chúng tôi.
- Với kết quả học tập tiến bộ ấy đã khiến bố mẹ vô cùng vui lòng.
- Bạn Hoàng Anh – lớp trưởng lớp tôi.
- Qua văn bản “Vượt thác” cho thấy vẻ đẹp cũng như sức mạnh của con người lao động trên nền khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Lời giải:
- Câu này thiếu vị ngữ -> Sửa lại: Những câu chuyện cổ tích mà mỗi đêm bà kể cho chúng tôi vẫn còn theo chúng tôi đi hết suốt cuộc đời này.
- Câu thiếu chủ ngữ -> Sửa lại: Với kết quả học tập tiến bộ như vậy, em đã khiến bố mẹ vô cùng vui lòng.
- Câu thiếu vị ngữ -> Sửa lại: Bạn Hoàng Anh – lớp trưởng lớp tôi, bạn ấy không chỉ chăm ngoan mà còn học giỏi.
- Câu thiếu chủ ngữ -> Sửa lại: Qua văn bản “Vượt thác”, ta có thể thấy được vẻ đẹp cũng như sức mạnh của con người lao động trên nền khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Bài 2: Thêm chủ ngữ, vị ngữ phù hợp vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành một câu hoàn chỉnh có nghĩa.
- Khi những bông phượng vĩ nở đỏ rực cả một góc trời, khi bản nhạc ve rộn rã được cất lên,…….
- Mỗi buổi chiều khi tôi đi tan học về nhà,…..
- Trên bầu trời của mùa thu trong trẻo ấy,…..
- Giữa dòng chảy mênh mông,…..
Lời giải:
- Khi những bông phượng vĩ nở đỏ rực cả một góc trời, khi bản nhạc ve rộn rã được cất lên, chúng em đã bắt đầu bước vào một kì nghỉ hè với nhiều điều thật thú vị.
- Mỗi buổi chiều khi tôi tan học về, chú cún con lại chạy ra vẫy đuôi mừng rỡ đón tôi.
- Trên bầu trời của mùa thu trong trẻo ấy, những đám mây trắng đang thong thả dạo chơi cùng chị gió.
- Giữa dòng chảy mênh mông, những con thuyền ở bến đỗ đang căng buồm chuẩn bị ra khơi.
Hy vọng rằng bài viết hữu ích về chủ ngữ, vị ngữ là gì trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu hơn về kiến thức này. Từ đó, dễ dàng giải quyết các bài tập liên quan một cách nhanh chóng nhất. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp thì hãy để lại bình luận bên dưới để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp kịp thời nhé!