Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Khái niệm an ninh tài chính tiền tệ hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
An ninh tài chính, tiền tệ là trạng thái mà hệ thống tài chính có thể thực hiện được các chức năng của mình một cách có hiệu quả, an toàn, bền vững và khi đối diện với những cú sốc thì vẫn có khả năng hấp thụ, phản ứng và phục hồi để có thể thực hiện chức năng của mình mà không bị gián đoạn.
Để độc giả hiểu hơn về vấn đề trên, thư viện Đại học An Giang giới thiệu đến quý độc giả chuyên đề “Đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”. Các bài phân tích chuyên sâu của các chuyên gia kinh tế, tài chính sẽ cung cấp cho độc giả những nét khái quát về bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước, những tác động tích cực, tiêu cực có thể có đến hệ thống tài chính, ngân hàng Việt Nam, những kinh nghiệm quốc tế, đồng thời đề xuất các công cụ hiện đại trong kiểm soát an ninh tài chính, tiền tệ cần được áp dụng.
1. Hội nhập quốc tế và sự cần thiết của kiểm soát an ninh tài chính/ PGS., TS. Phan Thị Bích Nguyệt
Tóm tắt: Một hệ thống tài chính ổn định có thể trở nên bất ổn nếu các chính sách kinh tế vĩ mô không bền vững, các thỏa thuận dàn xếp về tỷ giá thiếu tính tin cậy, giám sát tài chính yếu kém, tính minh bạch tài chính không đầy đủ, kỷ luật thị trường trong khu vực ngân hàng và doanh nghiệp lỏng lẻo. Do vậy, muốn đảm bảo nền tài chính an toàn, bền vững, cần nắm bắt được các nguyên nhân sâu xa gây ra những bất ổn để có giải pháp ngăn chặn kịp thời các nguy cơ gây tổn hại cho hệ thống tài chính trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bài viết giới thiệu tầm quan trọng của cơ chế kiểm soát tài chính – tiền tệ trên các lĩnh vực như: đối với tự do hoá thương mại, đối với tự do hoá tài chính và yêu cầu kiểm soát an ninh tài chính tại Việt Nam.
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2017, Số 664 (Kỳ 1 – Tháng 9), tr. 9 – 11
2. An ninh tài chính và biến động của lạm phát, lãi suất, tỷ giá tiền tệ tại Việt Nam/ TS. Nguyễn Đức Độ
Tóm tắt: Trong nền kinh tế thị trường, ổn định lạm phát, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý là một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo an ninh tài chính – tiền tệ quốc gia, đặc biệt là tại những nước có độ mở kinh tế cao như Việt Nam. Sự biến động của các yếu tố này có tác động mang tính quyết định không chỉ tới doanh thu, chi phí và lợi nhuận của các doanh nghiệp mà còn tới cả nguồn thu và khả năng trả nợ của ngân sách nhà nước. Nghiên cứu giới thiệu các vấn đề “lệch pha” giữa lạm phát và lãi suất; giữa tỷ giá và lãi suất VND, lãi suất USD; những thách thức trong việc giảm lãi suất và kích thích lạm phát, và cuối cùng là một số yêu cầu đặt ra.
Xem Thêm: Tổng hợp những cách nấu vịt om sấu ngon chuẩn vị miền Bắc
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2017, Số 664 (Kỳ 1 – Tháng 9), tr. 12 -143. An ninh tài chính, tiền tệ tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0/ ThS. Phùng Thu Hiền Vân, ThS. Lê Thị Ngọc TúTóm tắt: Cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 được kỳ vọng tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội toàn cầu. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính trên thế giới đã đem lại nhiều lợi ích và cơ hội cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt ra không ít thách thức mà nổi bật là thách thức trong việc bảo vệ an ninh tài chính, tiền tệ đối với từng định chế tài chính. Để kịp thời ứng phó trước những thách thức này, Việt Nam cần tạo một nền tảng công nghệ tài chính hiện đại để tạo đà quan trọng cho kinh tế tăng trưởng bền vững trong giai đoạn tới. Tác giả giới thiệu tình hình phát triển của công nghệ tài chính trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0, một số thách thức đối với hệ thống tài chính thế giới để chuẩn bị cho sự bùng nổ của công nghệ tài chính ở Việt Nam.Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2017, Số 664 (Kỳ 1 – Tháng 9), tr. 15 – 18
4. Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trên thị trường tài chính Việt Nam/ TS. Lê Thị Thùy Vân
Tóm tắt: Quy mô thị trường tài chính của Việt Nam mặc dù đã từng bước mở rộng, tăng từ mức 88% GDP (năm 2006) lên mức trên 160% GDP vào cuối năm 2016, tuy nhiên, vẫn ở mức thấp nếu so với một số nước khác trong khu vực. Các thị trường cấu thành thị trường tài chính Việt Nam còn kém phát triển, đặc biệt là các chuẩn mực về quản trị công ty, mức độ ổn định hệ thống còn thấp. Bài viết phân tích những thách thức trong đảm bảo an toàn tài chính của thị trường tài chính Việt Nam, các đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trên thị trường.Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2017, Số 664 (Kỳ 1 – Tháng 9), tr. 23 – 26
5. Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam/ TS. Phạm Tuấn Anh
Tóm tắt: Môi trường kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố biến động gây ảnh hưởng đến các quá trình tài trợ đầu tư cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, cùng với quản trị tác nghiệp quản trị chiến lược, quản trị rủi ro tài chính đã và đang trở thành những cấu phần quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Những vấn đề về quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp đang thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và chủ doanh nghiệp. Tác giả giới thiệu khái niệm và cấu trúc rủi ro, nhận diện các loại rủi ro tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam, giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tài chính tại doanh nghiệp và các đề xuất, kiến nghị.
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2017, Số 664 (Kỳ 1 – Tháng 9), tr. 27 – 30
6. Kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia tại một số nước/ ThS. Nguyễn Thị Hải Thu
Tóm tắt: An ninh tài chính quốc gia là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự ổn định cho hệ thống tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Bài viết khái quát kinh nghiệm xây dựng hệ thống tài chính ở một số nước nhằm quản lý khủng hoảng và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, qua đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Bài nghiên cứu giới thiệu thể chế an ninh tài chính có sự phối hợp liên ngành, trao nhiều quyền can thiệp sớm nhằm đảm bảo an ninh cho hệ thống tài chính, gợi ý cho Việt Nam.
Xem Thêm: Đông trùng hạ thảo là gì? Tác dụng, cách sử dụng và giá
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2017, Số 664 (Kỳ 1 – Tháng 9), tr. 31 – 33
7. Quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và những vấn đề đặt ra/ PGS., TS. Nguyễn Thường Lạng
Tóm tắt: Quản trị rủi ro trên thị trường tài chính là vấn đề hết sức cấp bách đối với Việt Nam bởi hệ thống ngân hàng đang gánh số nợ xấu cao, một số ngân hàng yếu kém cần được xử lý… Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh dựa trên dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thông tin và các công trình nghiên cứu về quản trị rủi ro ngân hàng thương mại tại Việt Nam, bài viết khái quát thực tế quản trị rủi ro hiện nay và nhận diện cụ thể những vấn đề đặt trong thời gian tới đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bài viết giới thiệu cơ sở lý luận, thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hội nhập.
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2017, Số 664 (Kỳ 1 – Tháng 9), tr. 19 -22
8. Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam/ ThS. Hoàng Thị Thu Hường
Tóm tắt: Hệ số an toàn vốn (CAR) là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại. Hệ số CAR là thước đo quan trọng để đo mức độ an toàn hoạt động của ngân hàng, được các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngân hàng thuộc Ủy ban Basel dày công xây dựng và phát triển. Đến nay, hệ số CAR đã được công nhận rộng rãi và có mặt trên 100 nước, trong đó có Việt Nam. Tác giả giới thiệu hệ số an toàn vốn theo Basel, quy định pháp lý về hệ số CAR ở Việt Nam và quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2017, Số 664 (Kỳ 1 – Tháng 9), tr. 43 – 469. Hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tại doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ/ TS. Nguyễn Quang Hiện, ThS. Phạm Huyền TrangTóm tắt: Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Điều này giúp thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển, đồng thời tạo động lực để ngành Bảo hiểm có thêm cơ hội mở rộng thị trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam sẽ chịu nhiều áp lực cạnh tranh, yêu cầu phát triển bền vững, hệ thống quản trị mạnh và công nghệ tiên tiến. Bài nghiên cứu giới thiệu tổng quan về phát triển thị trường, thực trạng quản trị rủi ro tại doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/ 2017, Số 664 (Kỳ 1 – Tháng 9), tr. 40 – 4210. Giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công ở Việt Nam/ ThS. Nguyễn Minh Tân
Xem Thêm: CaCO3 là gì? Phản ứng hóa học cơ bản của Canxi Cacbonat
Tóm tắt: Trong những năm qua, chính sách thu ngân sách nhà nước liên tục được hoàn thiện theo yêu cầu thực tiễn đã góp phần tăng quy mô và tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách nhà nước. Cụ thể, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước thông qua thuế, phí đã đạt khoảng 21% GDP/năm, gần sát với mục tiêu nghị quyết của Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, quy mô chi ngân sách nhà nước tăng khá cao, điều này gây không ít khó khăn đối với cân đối ngân sách nhà nước. Để giải quyết tình trạng này cần có giải pháp hữu hiệu để cơ cấu lại ngân sách nhà nước đảm bảo phát triển ổn định, bền vững. Bài viết giới thiệu thực trạng cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công ở Việt Nam, đồng thời đưa ra một số khó khăn, hạn chế, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công.Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/2017, Số 666(Kỳ I – Tháng 10), tr. 23 – 26
11. Đảm bảo bền vững tài khóa ở Việt Nam: Hướng đến một chiến lược tổng thể và toàn diện/ Trương Bá Tuấn
Tóm tắt: Trong gần 2 thập niên qua, thể chế tài chính – ngân sách nhà nước của Việt Nam liên tục được đổi mới và hoàn thiện, nhờ đó, tiềm lực tài chính quốc gia được tăng cường và mở rộng, an ninh, an toàn nền tài chính công được đảm bảo. Tuy nhiên, những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, nhất là khi nhìn nhận từ giác độ bền vững tài khóa. Yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam trong thời gian tới là phải có một kế hoạch tổng thể để từng bước giảm dần mức bội chi ngân sách nhà nước, qua đó hạn chế sự gia tăng của nợ công, góp phần vào chiến lược phát triển trung và dài hạn của đất nước. Tác giả giới thiệu về nhận diện các rủi ro tài khóa của Việt Nam và yêu cầu đảm bảo bền vững tài khóa, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm đảm bảo bền vững tài khóa ở Việt Nam.
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/2017, Số 666(Kỳ I – Tháng 10), tr. 10 – 14
12. Quan hệ giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương: Thực trạng và một số đề xuất/ TS. Đinh Thị Nga
Tóm tắt: Phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách có mối liên hệ chặt chẽ đối với sự ổn định, bền vững của ngân sách nhà nước và có tác động nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, để bảo đảm các nhu cầu chi tiêu và nâng cao tính bền vững của ngân sách nhà nước cần xác định mức độ phân cấp thu, chi ngân sách hợp lý, đúng đắn, từng bước tiến tới giảm nợ công, tăng tính tự chủ và phân cấp ngân sách hơn nữa cho địa phương. Bài viết giới thiệu mối quan hệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, cuối cùng đưa ra một số đề xuất.
Nguồn trích: Tạp chí Tài chính/2017, Số 666(Kỳ I – Tháng 10), tr. 27 – 30
Tổng hợp: Võ Hồng Thơ