Thờ cúng thần linh, tổ tiên dòng tộc và ông bà nội ngoại hai bên cùng gia quyến đã qua đời vốn là phong tục truyền thống linh thiêng giữ trọn đạo Hiếu của người Việt chúng ta.
Theo quan niệm dân gian của người Việt, bát hương một khi đã được đặt trên ban thờ thì gia chủ từ đó về sau tuyệt đối tránh và kiêng không được tự ý thay đổi vị trí, dù là xê dịch nhỏ.
Bởi chỉ cần sai vị trí đi một chút cũng sẽ vô tình tạo ra tác động mạnh mẽ, thậm chí là gây “động” mạnh đến “phần âm” của gia đình. Khi ấy, hậu họa dành cho những người con, em, cháu đang sống là khôn lường.
Do vậy từ ngày 23 tháng Chạp ông Công ông Táo về trời cho đến trước ngày 30 Tết âm lịch, người chủ chính của gia đình không bao giờ được quên công việc thay tro bát hương và tỉa bớt chân hương. Việc này tưởng chừng rất quan trọng nhưng chỉ được phép thực hiện vào cuối năm mà thôi
– Kiêng kỵ khi thay tro bát hương: Chúng ta chỉ nên tiến hành thay tro sau một thời gian thờ cúng dài ngày, tàn hương phủ quá đầy hoặc tràn ra ngoài bát hương.
+ Trước khi thực hiện thay tro bát hương, người làm cần thắp hương, khấn vái và báo cáo ông bà tổ tiên.
Trước khi thay tro hay tỉa chân hương đều phải thắp hương báo cáo tổ tiên ông bà
+ Việc thay tro bát hương của gia đình bắt buộc chỉ được “chỉ định” cho người đàn ông trụ cột, người đứng đầu làm chủ gia đình hoặc một cá nhân có tâm, thành kính nhất trong việc thờ cúng.
+ Ở các vùng miền quê xa xôi, trước nay vẫn có tục, đến mùa gặt, thường chọn những cọng rơm tươi (tốt nhất là rơm gạo nến) và trải ra phơi ở nơi sạch sẽ. Số rơm này dịp cuối năm sẽ được sử dụng để đốt để lấy tro thay vào bát hương.
Ở các thành phố lớn, trong điều kiện không sẵn rơm như ở vùng quê, các gia đình dù sống ở chung cư, biệt thự hay nhà đất, không phân biệt giàu nghèo đều có thể mua tro tại các cửa hàng bán đồ thờ tự, đồ thờ cúng uy tín. Nhược điểm của phương pháp này là chúng ta khó lòng xác minh được nguồn gốc và độ “sạch” của tro thay nên chỉ khi cần kíp mới làm, hạn chế tiến hành thay tro bát hương.
+ Khi thay tro bát hương, ta nên lấy một mảnh vải (hoặc giấy) sạch, trải sẵn trên bàn (hứng sẵn bên dưới) rồi nhanh nhẹn nhấc dứt khoát bát hương ra chỉ bằng 1 thao tác duy nhất. Nhẹ nhàng đổ hết chân hương và toàn bộ tro trong bát ra vải (giấy). Cuối cùng, lấy khăn sạch và bao soái bát hương.
+ Tro mới khi bắt đầu bỏ vào bát hương, lưu ý cần ấn thật chặt, đằm vừa phải để khi cắm hương mới, que hương sẽ không bị nghiêng ngả. Chú ý rằng: Tro mới chỉ nên để khoảng quá nửa bát hương, đừng nghĩ là cho càng nhiều càng tốt. Bởi, khi tro quá nhiều, tàn hương rơi xuống mau lại càng dễ khiến bát hương nhanh đầy.
Cũng tránh để tro quá ít, chưa đủ nửa bát hương, bởi như vậy sẽ rơi vào tình trạng, chân hương cắm không chắc, mất vẻ uy nghiêm và thành kính của người dâng lễ.
Bao soái bát hương chỉ được làm vào cuối năm (Ảnh Dantri)
+ Sau khi tiến hành bỏ tro mới vào bát hương của gia đình xong, nên chọn từ 3 đến 5 chân hương (đã dùng), chụm khéo vào rồi cắm lại để sẵn trong bát.
+ Trong trường hợp, gia chủ có một số kiêng kỵ nào đó mà không muốn thay tro mới, ta hoàn toàn có thể dùng thìa sạch hoặc dụng cụ chuyên dụng để xúc bớt tro ra ngoài.
+ Dù có thay tro mới hay không, đều cần lau dọn sạch sẽ ban thờ trước khi đặt ngay ngắn bát hương trở lại.
– Kiêng kỵ khi rút chân hương: Với những gia đình không quá thường xuyên hương khói, hoặc đi xa nhiều, khi tro trong bát hương không quá nhiều thì chỉ cần tỉa bớt chân nhang.
+ Trước khi tỉa chân nhangta cũng phải thắp hương khấn vài đàng hoàng để báo cáo tổ tiên ông bà.
+ Khi tỉa, chú ý tỉa từng chân nhang một, tuyệt đối tránh việc nhổ và tỉa nhiều chân nhang cùng một lúc.
+ Buộc phải để lại 3-5 chân nhang cũ sau khi tỉa.
Chân nhang sau khi tỉa cần được đốt bỏ hoặc thả ra sông
+ Đặc biệt nếu bát nhang thực sự quá đầy, công việc tỉa chân nhang ta không nhất thiết phải đợi đến dịp cuối năm mới làm, có thể tiến hành vào những ngày giỗ quan trọng của gia đình như giỗ tổ, giỗ cụ, giỗ ông bà. Tuy nhiên, trong những lần tỉa nhang này, ta chỉ cần tỉa bớt cho gọn gàng chứ không nhất thiết phải tỉa nhiều như đợt cuối năm.
+ Tương tự như khi thay tro bát hương, sau khi tỉa chân hương, chân nhang xong xuôi, ta lau dọn bàn thờsạch sẽ.
Số chân hương (chân nhang) sau khi tỉa bớt và thay tro tốt nhất cần được đốt, thiêu hoặc cho vào túi sạch cùng số tro bát hương đã thay và đem thả xuống sông.
Theo TTTĐ