Bạn đang có những bộ áo quần đắt tiền, không thể cho vào giặt bằng máy vì sợ hỏng? Bạn ngại việc phải đưa chúng đến hàng giặt khô? Bạn không an tâm khi giao áo quần của mình cho người khác? Giờ đây http://vesinhhoanmy.biz sẽ gợi ý cho bạn một số bí quyết đơn giản về cách giặt khô tại nhà. Sau bài viết này, bạn sẽ không còn băn khoăn về những bộ đồ của mình nữa rồi.
Áo quần tại sao nên giặt khô
Giặt khô có nghĩa là giặt áo quần mà không cần sử dụng nước như giặt thông thường mà sử dụng một số dung dịch, hóa chất làm sạch vải.
Giặt áo quần bằng nước có thể hỏng, mất màu một số chất liệu vải. Đặc biệt chú ý bởi những bộ “cánh” đắt tiền, nếu giặt bằng nước nhiều sẽ rất phí đúng không.
Giặt khô là một phương pháp giặt tối ưu cho các loại vết bẩn khó ưa như chất béo, dầu mỡ mà giặt thông thường không xử lý được … Cách giặt này không làm bạc màu, không nhàu và mất nếp trên vải, giúp quần áo của bạn bền hơn, giữ được màu sắc ban đầu.
Ngoài ra, có một số bộ đồ có gắn hướng dẫn yêu cầu giặt khô, thì chúng ta cũng cần có chế độ “chăm sóc đặc biệt hơn” đối với những bộ áo quần như thế. Một số loại vải có độ co giãn cao, nếu giặt thường sẽ làm mất dáng của bộ đồ, phai màu hoặc không còn chất liệu như ban đầu.
Giặt khô giúp áo quần của bạn chậm phai màu hơn, mới lâu hơn. Từ đó, giúp bạn tiết kiệm kha khá tiền vào việc mua áo quần. Với một số bộ quần áo, bạn ít khi sử dụng nhưng không thể thanh lý hoặc là gắn với kỷ niệm nào đó. Bạn treo chúng quá lâu ở trong tủ, thì giặt khô chính là phương pháp giúp bạn bảo quản áo quần lâu hơn.
Những loại vải nào nên giặt khô
Vải len
Vải len là một loại vải vô cùng thân thiện và xuất hiện nhiều trong thời trang thường ngày của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giặt chúng đúng cách. Do chất liệu dễ nhăn, co rút, biến dạng áo, xơ vải vì nếu đang sở hữu nhiều đồ len thì hãy chọn phương pháp giặt khô để giữ đồ của bạn mới lâu hơn.
Vải tơ tằm
Vải lụa tơ tằm là một loại vải đặc biệt được làm từ sợi tự nhiên (vải tơ tằm thường dùng để may áo dài, đồ ngủ, khăn,…). Đặc tính của loại vải này chính là dễ bị co rút, dễ nhăn, nhạy cảm với hóa chất.
Vì thế, cách giặt những bộ đồ tơ tằm hiệu quả nhất đó chính là giặt khô giúp không những giữ được độ bóng, sự mềm mại của vải tự nhiên mà còn giúp chất liệu tốt hơn, giữ được dáng của bộ đồ lâu hơn.
Đồ da
Nếu bạn là một tính đồ thời trang với phong cách hiện đại, trẻ trung thì đồ da sẽ là thứ không thể thiếu trong tủ đồ của bạn. Đây là món đồ thời trang thể hiện phong cách sành điệu của người mặc.
Hầu hết đồ da là đều đắt tiền và là chất liệu “khó chiều” nhất trong giặt là. Bạn nên hạn chế tối đa việc cho vải da tiếp xúc với nước, nhiệt cao. Và dĩ nhiên, nhắc đến đồ da thì người ta lại nghĩ ngay đến giặt khô như một sự lựa chọn duy nhất.
Chất dạ
Thời trang mùa đông không thể thiếu chất dạ. Những chiếc áo khoác dạ dáng ngắn, dáng dài trở nên phổ biến bởi tạo được vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng cho người mặc.
Chính vì đây là một loại vải khá dày và có form dáng cụ thể nên giặt khô là phương pháp lý tưởng để giữ cho bộ đồ vải dạ của bạn trong luôn đẹp.
Đồ lông thú
Những bộ đồ làm bằng lông thú thường rất đắt tiền, có loại làm từ lông tự nhiên và lông nhân tạo. Lông với đặc tính dễ rụng, hư hỏng, nhạy cảm với hóa chất như những loại vải kể trên.
Khi giặt xong cần được phơi kỹ nếu không sẽ tạo nên mùi hôi cho đồ. Đặc biệt, đồ lông thú cũng khuyến khích giặt khô để giữ cho nó luôn mới.
Đồ biểu diễn
Những bộ đồ biểu diễn thường có kết cấu cố định, đính nhiều kim sa, phụ kiện, trang sức. Thông thường những bộ đồ biểu diễn không cho phép giặt làm mất đi dáng của nó ban đầu. Vì thế, bạn nên giặt khô những bộ đồ biểu diễn hoặc những bộ đồ có tính chất tương tự.
Cách giặt tại nhà đơn giản
Bạn cần có bộ dụng cụ giặt khô tại nhà, bao gồm: chai hóa chất tẩy rửa vết bẩn, tấm giặt khô, túi giặt khô. Bên cạnh đó, bạn nên xác định xem bộ đồ nào nên giặt khô và bộ đồ nào có thể giặt bằng máy giặt.
Xem tình trạng bộ đồ của bạn, những vết bẩn có quá khó xử lý hay không. Nếu có quá nhiều vết bẩn, vết bẩn lớn bạn nên đưa đến cửa hàng giặt khô.
Nếu bạn sợ tự giặt có thể để lại dấu vết khi tẩy xong vết bẩn thì hãy thử ở một nơi khác kín đáo hơn của bộ đồ nhé.
Để bộ đồ vào túi giặt khô. Cho thêm vào túi những tấm giặt khô. Những tấm này sẽ có tác dụng phát ra mùi nước hoa, tạo độ ẩm cho áo quần trong suốt quá trình giặt.
Đặt túi vào máy sấy. Bắt đầu quá trình sấy, thiết lập nhiệt độ phù hợp. Sau khi hoàn thành, lấy túi đồ ra khỏi máy sấy.
Quá trình giặt khô công nghiệp
Quá trình giặt khô công nghiệp phức tạp hơn nhiều so với tại nhà. Người ta cần sử dụng một hệ thống máy giặt khô.
Máy giặt khô gồm 4 bộ phận với các chức năng khác nhau:
- Khoang chứa dung môi
- Máy bơm dung môi vào máy
- Túi lọc chất bẩn
- Xi lanh đựng đồ giặt
Trong quá trình giặt, máy bơm sẽ bơm dung môi từ khoang chứa qua túi lọc để lấy đi những chất bẩn, sau đó cho vào xi lanh (lồng quay).
Vải tiếp xúc với dung môi tẩy rửa, làm sạch chất bẩn. Sau đó, dung môi lại trở về khoang ban đầu, lặp lại chu kỳ.
Sau khi giặt sạch đồ, máy sẽ vận hành chế độ vắt hết dung môi ra khỏi vải. Vắt xong, lồng quay dừng lại, đồ sẽ được sấy khô bằng máy sấy riêng hoặc được đưa vào chu trình khép nếu có thể.
Trên đây http://vesinhhoanmy.biz đã chỉ cho bạn cách giặt khô tại nhà. Bạn cũng có thể tham khảo thêm về những dịch vụ giặt công nghiệp: giặt thảm văn phòng, giặt ghế sofa, giặt rèm cửa, giặt đồ nhà hàng khách sạn, dịch vụ vệ sinh nhà ở,… của công ty vệ sinh công nghiệp Hoàn Mỹ chúng tôi.