MU Vô Song
  • Trang chủ
  • Tổng hợp
    • Free fire
    • Liên minh huyền thoại
    • Liên minh tốc chiến
    • Liên quân mobile
    • Mu Mobile
    • Mu PC Việt Nam
    • Pubg mobile
    • Pubg PC
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ
  • Hướng Dẫn
No Result
View All Result
MU Vô Song
  • Trang chủ
  • Tổng hợp
    • Free fire
    • Liên minh huyền thoại
    • Liên minh tốc chiến
    • Liên quân mobile
    • Mu Mobile
    • Mu PC Việt Nam
    • Pubg mobile
    • Pubg PC
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ
  • Hướng Dẫn
No Result
View All Result
MU Vô Song
No Result
View All Result
Home Hướng Dẫn

Lịch sử điều dưỡng và các học thuyết điều dưỡng

admin by admin
16/01/2023
in Hướng Dẫn
0
Lịch sử điều dưỡng và các học thuyết điều dưỡng

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về định nghĩa về điều dưỡng phục hồi hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về định nghĩa về điều dưỡng phục hồi hay nhất và đầy đủ nhất

Mục tiêu:

– Trình bày được các định nghĩa về điều dưỡng và khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về điều dưỡng.

– Nêu được sơ lược lịch sử điều dưỡng thế giới và Việt Nam.

– Trình bày được 5 học thuyết điều dưỡng sử dụng trong thực hành điều dưỡng.

– Nhận thức được trách nhiệm của người điều dưỡng để có tinh thần, thái độ đúng trong hoạt động chăm sóc người bệnh.

1. ĐẠI CƯƠNG

Trong quá trình phát triển của nhân loại, chăm sóc y tế đóng vai trò rất quan trọng. Để thực hiện mục tiêu bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, nhân viên y tế phải nhận thức đầy đủ về chức trách, nhiệm vụ và yêu cầu trình độ kiến thức trong từng lĩnh vực hoạt động chuyên môn.

Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý nhất. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ và các nhân viên y tế khác phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong, tạo niềm tin cho người bệnh vào khả năng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị khỏi bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

1.1. Định nghĩa về điều dưỡng

– Florence Nightingale (1820 – 1910) cho rằng, điều dưỡng là nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ. Vai trò trọng tâm của người điều dưỡng là giải quyết các yếu tố môi trường xung quanh người bệnh để họ phục hồi sức khoẻ một cách tự nhiên (Lý thuyết về khoa học vệ sinh).

– Theo Hội Điều dưỡng Thế giới năm 1973, điều dưỡng là chăm sóc và hỗ trợ người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày. Chức năng nghề nghiệp cơ bản của người điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao, phục hồi sức khoẻ của người bệnh hoặc người khoẻ, cũng như làm cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá nhân có thể thực hiện được nếu như họ có đủ sức khoẻ, ý chí và kiến thức, giúp đỡ các cá thể khác sao cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt.

– Năm 2005, Hội nghị toàn quốc chuyên ngành Điều dưỡng Việt Nam đã đưa ra định nghĩa: Điều dưỡng là khoa học chăm sóc người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện và quá trình phục hồi sức khỏe sau điều trị để người bệnh đạt tới chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn.

– Theo Hội Điều dưỡng Hoa Kỳ, điều dưỡng là một nghề hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ chăm sóc, đóng góp vào việc phục hồi và nâng cao sức khoẻ; để phản ánh đầy đủ bản chất nghề nghiệp, phạm vi hành nghề, vị trí của ngành Điều dưỡng trong chăm sóc sức khoẻ.

1.2. Điều dưỡng và các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, điều dưỡng là một bộ phận quan trọng trong chăm sóc y tế, là trụ cột của hệ thống y tế. Ở mỗi nước, muốn nâng cao chất lượng y tế phải chú trọng đến nâng cao chất lượng đội ngũ điều dưỡng. WHO khuyến cáo các quốc gia xây dựng và phát triển điều dưỡng theo các định hướng:

– Điều dưỡng là khoa học về chăm sóc người bệnh:

Người điều dưỡng được trang bị kiến thức và kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ chính là chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thể chất, tinh thần của người bệnh. Người điều dưỡng không phải là bác sĩ, cũng không phải là trợ lý, giúp việc của bác sĩ. Người điều dưỡng phải được đào tạo, trang bị các kiến thức khoa học y học và điều dưỡng.

Điều dưỡng được đào tạo ở các trình độ từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học… để đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp. Hiện nay, những đề tài nghiên cứu khoa học về điều dưỡng được thực hiện trong các lĩnh vực như quản lý, đào tạo, nhân lực, kỹ thuật chăm sóc, chống nhiễm khuẩn, tiêu hao vật tư để áp dụng vào thực tiễn.

– Điều dưỡng là một ngành học:

Y học ngày càng phát triển, kiến thức trình độ của điều dưỡng phải liên tục nâng cao để đáp ứng với nghề nghiệp. Điều dưỡng là ngành học có nhiều chuyên khoa như điều dưỡng bệnh viện, điều dưỡng cộng đồng, điều dưỡng nội khoa, điều dưỡng ngoại khoa, sản phụ khoa, nhi khoa…

– Điều dưỡng là một nghề chuyên nghiệp:

Đối tượng phục vụ của điều dưỡng là con người, bao gồm người bệnh và cả người khoẻ. Để thực hiện được công việc chăm sóc từ đơn giản đến phức tạp, từ việc thay vải trải giường đến các công việc quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học, người điều dưỡng phải có kiến thức, kỹ năng, thái độ thích hợp. Giữa bác sĩ và điều dưỡng có chung đối tượng phục vụ là con người, nhưng tính chất nghề nghiệp lại khác nhau. Trình độ của điều dưỡng phát triển bậc đại học, sau đại học đã làm thay đổi mối quan hệ bác sĩ – điều dưỡng. Người điều dưỡng trở thành cộng sự của bác sĩ, là một thành viên trong nhóm chăm sóc người bệnh.

– Điều dưỡng là một nghề mang tính khoa học:

+ Người điều dưỡng có kiến thức dựa trên cơ sở khoa học, trải qua quá trình đào tạo phù hợp tại cơ sở đào tạo được Nhà nước công nhận.

+ Người điều dưỡng có định hướng phục vụ vững chắc. Đối tượng phục vụ là con người nên đòi hỏi người điều dưỡng có đạo đức, tác phong của người hành nghề y đức.

+ Nhà nước có tổ chức hành chính và hội nghề nghiệp để điều hành và kiểm tra tư cách của người điều dưỡng.

+ Nhà nước có luật hành nghề để kiểm soát hoạt động và đạo đức của người điều dưỡng, bảo vệ cộng đồng.

+ Người điều dưỡng có công cụ để chăm sóc toàn diện và có hệ thống là quy trình điều dưỡng gồm 5 bước: nhận định, chẩn đoán, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch chăm sóc và đánh giá.

2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐIỀU DƯỠNG

2.1. Sơ lược lịch sử điều dưỡng thế giới

a. Thời kỳ hình thành mối liên kết giữa y khoa – điều dưỡng – tôn giáo

Trước Công nguyên, con người chưa hiểu biết thiên nhiên, xã hội, do vậy tin vào thần linh, số phận. Họ cho rằng thượng đế, chúa trời sinh ra và ban sự sống cho muôn loài. Những đền thờ, miếu là nơi để thầy cúng, pháp sư, cầu trời, cầu thần linh cho con người qua khỏi bệnh tật, thoát khỏi số mệnh, qua khỏi cái chết, có những phụ nữ chuyên lo việc nuôi dưỡng chăm sóc người bệnh. Các đền miếu dần dần trở thành những trung tâm chữa bệnh và hình thành mối liên kết: y khoa – điều dưỡng – tôn giáo.

Xem Thêm: Hướng dẫn cách chơi Red Alert 2

Người điều dưỡng hoạt động đơn lẻ, tự phát, dựa vào những kinh nghiệm tích lũy được để chăm sóc người bệnh.

b. Thời kỳ hình thành nghề điều dưỡng

Những năm đầu sau Công nguyên đã có những phụ nữ tự nguyện làm công việc chăm sóc người bệnh.

Những năm 60, bà Phoebe (Hy Lạp) chủ động đến nhà người bệnh để chăm sóc. Bà là người điều dưỡng tại gia đình đầu tiên trên thế giới.

Thế kỷ IV, Phabiola (La Mã) đã tự nguyện đảm nhận công việc nuôi dưỡng, chăm sóc người bệnh tại căn nhà sang trọng của bà.

Từ cuối thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIII, châu Âu chìm đắm trong “những cuộc viễn chinh của quân thập tự”. Nhiều bệnh viện được thành lập để chăm sóc số lượng lớn những người hành hương bị bệnh. Nhiều người cùng tham gia việc chăm sóc sức khoẻ. Nghề điều dưỡng đã tự phát hình thành và trở thành nghề được coi trọng.

Thế kỷ XVI, những cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mĩ đã từng bước thiếp lập hệ thống chính trị tư sản. Chế độ nhà thờ ở châu Âu và nước Anh bị bãi bỏ, các tổ chức tôn giáo bị giải tán dẫn đến thiếu hụt trầm trọng người chăm sóc người bệnh. Những người phụ nữ phạm tội thay vì phải vào nhà tù, họ được tuyển chọn làm điều dưỡng. Thời kỳ này xuất hiện những quan niệm và thái độ xấu của xã hội đối với những người làm nghề điều dưỡng.

c. Thời kỳ hình thành trường đào tạo điều dưỡng

Từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Những cải cách xã hội đã thay đổi vai trò của phụ nữ và điều dưỡng. Trong thời kỳ này xuất hiện một phụ nữ được suy tôn là người sáng lập ra ngành Điều dưỡng thế giới. Bà Florence Nightingale sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu có ở nước Anh, được giáo dục chu đáo, biết nhiều ngoại ngữ, đọc nhiều sách triết học, tôn giáo và chính trị. Bà đã thực hiện được hoài bão, ước mơ của bà là giúp đỡ những người nghèo khổ, người bị bệnh.

Năm 1847, Florence Nightingale vượt qua sự phản đối của gia đình đến học và làm việc tại Bệnh viện Kaiser Weth (Đức), tại Paris (Pháp) năm 1853. Năm 1853 – 1856, cuộc chiến tranh Crime bùng nổ, bà cùng 38 phụ nữ được đưa sang Thổ Nhĩ Kỳ để phục vụ, chăm sóc cho thương bệnh binh quân đội Hoàng gia Anh. Lý thuyết về khoa học vệ sinh trong các cơ sở y tế của Florence Nightingale đã góp phần giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng từ 42% xuống còn 2% sau 2 năm thực hiện. Bà làm việc cần cù, tận tụy, đêm đêm cầm ngọn đèn dầu một mình đi chăm sóc thương bệnh binh.

Cơn “sốt Crime” và sự căng thẳng ở mặt trận đã làm Florence Nightingale mất khả năng làm việc, bà phải trở về nước dưỡng bệnh. Được dân chúng và những người lính tặng 50.000 bảng Anh, bà đã lập hội đồng quản lý số tiền này để thành lập Trường đào tạo Điều dưỡng đầu tiên trên thế giới tại nước Anh năm 1860. Trường Điều dưỡng Nightingale với chương trình đào tạo 1 năm đã đặt nền tảng cho hệ thống đào tạo điều dưỡng ở Anh và nhiều nước trên thế giới.

Ngọn đèn dầu trở thành biểu tượng của ngành Điều dưỡng.

Ngày sinh của Florence Nightingale (ngày 12/5) được Hội Điều dưỡng Thế giới lấy làm Ngày Điều dưỡng hàng năm.

Florence Nightingale được tôn vinh là người mẹ tinh thần của ngành Điều dưỡng trên toàn thế giới.

Sau Nightingale, những người có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển ngành Điều dưỡng trên thế giới như Clara Barton, Dorothea Dix, là những giám sát viên điều dưỡng quân y trong các cuộc nội chiến, chiến tranh. Mary Ann Bickerdyke tổ chức các bữa ăn, giặt là quần áo, cấp cứu thương binh. Linda Richards bắt đầu công việc lưu trữ hồ sơ bệnh án và viết các y lệnh chăm sóc. Nhiều điều dưỡng viên đồng thời cũng là các nhà lãnh đạo đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ, bác bỏ chế độ nô lệ, Jane Addams được nhận giải thưởng Nobel hoà bình năm 1931. Đến nửa đầu thế kỷ XX, các học thuyết và nghiên cứu điều dưỡng tập trung vào lĩnh vực đào tạo điều dưỡng, nhận dạng bản chất nghề nghiệp và vai trò, chức năng điều dưỡng.

Từ sau năm 1950, ngành Điều dưỡng phát triển với tốc độ rất nhanh. Hình thành các học thuyết điều dưỡng: phát triển mối quan hệ giữa điều dưỡng và người bệnh (Peplau, 1952), thành thạo các thao tác kỹ thuật, cung cấp dịch vụ chăm sóc cho cá nhân và gia đình (Ab-Dellah, 1960), duy trì và nâng cao sức khoẻ, ngăn ngừa bệnh tật (Rogers, 1970). Giúp người bệnh có năng lực tự chăm sóc (Dorothea Orem, 1971), xác định các loại nhu cầu của người bệnh, nhận định sự thích nghi và giúp người bệnh thích nghi với các nhu cầu (Roy, 1979), chăm sóc điều dưỡng như là một cách để đối đầu với bệnh tật (Benner và Wrubel, 1989). Chăm sóc toàn diện (Betty Newman, 1995) làm việc độc lập với nhân viên y tế khác, giúp người bệnh hồi phục sức khoẻ càng sớm càng tốt (Virginia Henderson, 1996).

Hiện nay, ngành Điều dưỡng đã phát triển, được xếp là một ngành riêng biệt, có vị trí quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hệ thống các trường đào tạo điều dưỡng ở nhiều nước phát triển rất nhanh chóng với nhiều cấp đào tạo: sơ học, trung học, đại học, sau đại học. Nhiều cán bộ điều dưỡng đã có bằng thạc sĩ, tiến sĩ… Nhiều công trình nghiên cứu khoa học điều dưỡng chuyên khoa, quản lý, đào tạo… đã được thực hiện, có giá trị cao trong thực tiễn chăm sóc sức khoẻ.

Hệ thống các học viện, nhà trường điều dưỡng trong quân đội các quốc gia trên thế giới, có nhiều mô hình đào tạo khác nhau. Lực lượng điều dưỡng quân đội đã tham gia vào các cuộc chiến tranh với nhiều mục đích khác nhau. Nhiều hội nghị, hội thảo, đề tài nghiên cứu điều dưỡng quân sự đã được tổ chức, thực hiện.

Trong quá trình phát triển ngành Điều dưỡng đã hình thành bốn lĩnh vực cơ bản của điều dưỡng: đào tạo, thực hành, quản lý và nghiên cứu khoa học.

2.2. Sơ lược lịch sử ngành Điều dưỡng Việt Nam

a. Thời kỳ trước năm 1945

Từ thời xa xưa, bên cạnh việc tiếp thu những kinh nghiệm dân gian trong việc chăm sóc, chữa bệnh, nhiều đền thờ, miếu đã được xây dựng để mong trời, thần thánh phù hộ, cứu giúp khi có người bị bệnh, qua đời. Lịch sử y học dân tộc ghi nhận hai danh y nổi tiếng thời xa xưa là Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) với tác phẩm “Nam dược thần hiệu” và “Hồng nghĩa giác tự y thời”. Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác (1720 – 1791) đã mở trường đào tạo, trị bệnh cứu người. Các phương pháp dưỡng sinh đã được áp dụng trong việc chăm sóc, điều trị người bệnh. Nền y học cổ truyền dân tộc xuất hiện từ rất sớm, đã giúp người Việt Nam không những tồn tại mà còn phát triển.

Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp không coi trọng người bản xứ, xây nhiều bệnh viện nhưng chỉ ban hành chế độ học việc, cầm tay chỉ việc để có những người thạo kỹ thuật, vững tay nghề, chỉ được phụ việc cho bác sĩ và được gọi là y tá. Người Pháp mở lớp nam y tá đầu tiên năm 1901, mở trường đào tạo y tá bản xứ năm 1923, năm 1937 mở lớp nữ y tá. Đến năm 1945, cả Đông Dương chỉ có một trường đào tạo y khoa, một trường đào tạo y sĩ, một trường đào tạo hộ sinh cao cấp, một số trường đào tạo y tá, dược tá.

Sau 80 năm thống trị, thực dân Pháp đã xây nhà tù nhiều hơn bệnh viện. Cả nước có 85 nhà tù, chỉ có 47 bệnh viện mà người dân lao động coi đây là nhà thương làm phúc, “là nơi chữa bệnh bố thí”, y tá là người giúp việc cho bác sĩ, lương thấp, không được tôn trọng. Trong các cơ sở y tế, y tá thường bị người bệnh hạch sách, đòi hỏi.

b. Thời kỳ năm 1945 – 1975

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra trang sử mới cho lịch sử dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng cách mạng mà quân y làm nòng cốt đã có những thành tích xuất sắc trong việc khắc phục khó khăn thiếu thốn, cứu chữa thương bệnh binh.

Từ việc bảo vệ sức khỏe do chính các chiến sĩ tự lo liệu với phương châm “Giữ gìn vệ sinh, phòng ngừa hơn chữa bệnh”; khi có người bị bệnh thì dựa vào kinh nghiệm của đồng bào địa phương tìm các lá, rễ cây để chữa. Từ vốn liếng duy nhất (trong những năm 1944 – 1945) là một hộp đựng bơm tiêm với 2 bơm tiêm (một bơm tiêm 5ml, một bơm tiêm 2ml) và 5 kim tiêm của Pháp sản xuất từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất; lực lượng điều dưỡng cách mạng phát triển rất nhanh và được đào tạo để phù hợp với tình hình nhiệm vụ.

Từ tháng 9/1945, Ban Y tế Vệ Quốc đoàn Hà Nội bắt đầu đào tạo cứu thương, mỗi khoá học khoảng 30 – 45 ngày. Khoá đầu có 150 học sinh, cuối khoá giữ lại 30 học sinh để đào tạo thêm 2 tháng nữa thành y tá. Các khoá 2 – 3 cũng tiếp tục như vậy.

Ngày 19/10/1945, thành lập “Hội cứu thương”, nhiều chị em đã được huấn luyện công tác cứu thương và sau này trở thành cán bộ quân y.

Tháng 11/1945, thành lập Trường Huấn luyện Y tá đầu tiên Vệ Quốc đoàn Hà Nội, có khoảng 10 học sinh. Bác sĩ Đỗ Đạo Tiềm được giao làm giám đốc. Đến tháng 11/1946, Trường Y tá Vệ quốc đoàn Hà Nội (sau đổi thành Trường Y tá Vệ quốc đoàn Quân y cục) đã huấn luyện được 4 khoá. Ngày 12/7/1946 tại giảng đường Trường Đại học Y khoa Hà Nội, lớp y tá Vệ quốc đoàn khoá 3 đã bế giảng. Trong buổi bế giảng này, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đến dự, động viên và giao nhiệm vụ.

Nhân dịp Tết Đinh Hợi năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng cam, đồng thời Người cũng gửi thư khuyến khích “các anh em thầy thuốc và chị em cán bộ cứu thương”.

Ngày 09/3/1948, Hồ Chủ tịch gửi thư động viên và giáo dục nhiệm vụ, chỉ thị công tác quân y. Người căn dặn “Lương y kiêm từ mẫu”, đồng chí Võ Nguyên Giáp đến dự Hội nghị Quân y lần thứ VI.

Xem Thêm: Lưu ý cách sử dụng bàn phím laptop

Ngày 25/3/1948, Bộ Quốc phòng định ra chức vụ y tá trưởng (Nghị định số 29/NĐCB của Bộ Quốc phòng). Cho đến hết năm 1948, từ Liên khu IV trở ra đã đào tạo được 1.150 cứu thương, 3.232 y tá, 412 y tá trưởng, 353 dược tá.

Ngày 28/8/1948, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh mở hai trường quân y sĩ. Một trường ở Liên khu III và IV dành cho dân y, một trường ở Liên khu I và X dành cho quân y. Ngày 10/3/1949, Trường Quân y sĩ khai giảng khoá đầu tiên tại thôn Tuấn Lũng, huyện Tam Dưỡng, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Tam Đảo, Vĩnh Phúc).

Trong thời gian theo học, học viên Trường Y tá Liên khu I được Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Y tá chẳng những là một nghề nghiệp mà lại là một nghĩa vụ… Việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khỏe của dân tộc, người y tá phải gánh một phần quan trọng. Vì vậy, y tá là những chiến sĩ đánh giặc ốm để bảo vệ sự kháng kiện của giống nòi”.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều y tá đã anh dũng hoàn thành nhiệm vụ, được khen thưởng huân chương chiến công. Y tá Lương Văn Vọng trong trận Him Lam đã anh dũng ra vào cửa mở nhiều lần, có mặt ở tất cả những nơi ác liệt, bị thương lần thứ nhất nhưng anh vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ. Lần thứ hai bị thương vào bụng, anh không chịu băng vết thương cho mình, muốn dành những cuộn băng cuối cùng cho thương binh. Hết băng anh đã đánh vào hầm địch để tìm bông băng. Anh đã dùng tiểu liên và thủ pháo tiêu diệt một ổ súng máy của địch, bảo vệ được thương binh. Hai lần bị thương, anh vẫn không chịu rời trận địa, sát cánh cùng bộ đội chiến đấu băng bó cho hàng chục thương binh. Y tá Năm mặc dù đã có lệnh rút ra vẫn xung phong vào đồn cõng được 6 thương binh ra ngoài.

Trong tổng kết khen thưởng sau 9 năm chống Pháp (07/5/1956), đồng chí y tá Hà Nguyên Thị được Quốc hội và Chính phủ tuyên dương Anh hùng Quân đội.

Từ năm 1954, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam bị đế quốc Mỹ chiếm đóng.

– Ở miền Bắc:

+ Năm 1954, Bộ Y tế xây dựng chương trình đào tạo y tế sơ cấp hoàn chỉnh để bổ túc cho y tá học cấp tốc trong kháng chiến.

+ Năm 1960, một số bệnh viện và trường học y tế trung ương mở lớp đào tạo y tá trưởng.

+ Năm 1963, Bộ Y tế ra quyết định chức vụ y tá trưởng trong các cơ sở điều trị có từ 100 giường bệnh trở lên.

Ngày 31/7/1967, Bác Hồ gửi thư cho cán bộ nhân viên quân y, Người biểu dương “cán bộ, nhân viên quân y còn tham gia cứu chữa, chăm sóc sức khỏe của nhân viên ở nơi đóng quân” và nhắc nhở “phải luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi đồng thời phải như người mẹ hiền”, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh tích cực nâng cao sức khỏe bộ đội góp phần cùng toàn quân, toàn dân đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.

+ Năm 1968, Bộ Y tế xây dựng chương chình đào tạo y tá trung cấp.

+ Ngay từ những năm đầu khi hòa bình được lập lại, Chính phủ, Bộ Y tế đã quan tâm phát triển điều dưỡng bằng cách cử cán bộ đi tập huấn ở Liên Xô, Trung Quốc, Cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan…; mời các đoàn chuyên gia có các điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa của Trung Quốc, Bungari đến giảng dạy, hướng dẫn về điều dưỡng.

– Ở miền Nam:

Hệ thống tổ chức y tế hình thành theo mô hình của Hoa Kỳ. Danh từ y tá được đổi thành điều dưỡng.

+ Năm 1956, thành lập trường điều dưỡng đào tạo 3 năm.

+ Năm 1968, mở thêm ngạch đào tạo điều dưỡng sơ học.

+ Năm 1973, mở lớp điều dưỡng công cộng 3 năm.

+ Từ giữa năm 1954 tại miền Nam: các lực lượng y tế do Đảng lãnh đạo và tổ chức đã phục vụ các lực lượng vũ trang miền Nam triển khai thế trận chiến tranh nhân dân, ngành Quân y miền Nam ra đời trong cao trào Đồng Khởi. Được tăng cường ngày càng lớn từ miền Bắc, ngành Quân y miền Nam đã phát triển nhanh chóng góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Để phục vụ nâng cao chất lượng cứu chữa thương bệnh binh, tất cả các chiến trường đều thực hiện đào tạo quân y sĩ.

+ Thực hiện lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết chặt chẽ, nêu cao tinh thần tập thể, thi đua học tập và công tác để tiến bộ không ngừng về chính trị, tư tưởng và chuyên môn kỹ thuật”, điều dưỡng đã góp phần quan trọng trong công tác đảm bảo sức khỏe của nhân dân và lực lượng vũ trang, làm nhiệm vụ quốc tế; góp phần bảo vệ vững chắc miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

c. Từ năm 1975 đến nay

Công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công tác chăm sóc, điều trị người bệnh được Bộ Y tế chỉ đạo thống nhất cả hai miền.

– Năm 1982, ban hành chức danh y tá trưởng bệnh viện và y tá trưởng khoa, mởnhiều lớp đào tạo điều dưỡng trưởng.

– Năm 1985, trường Đại học Y khoa Hà Nội, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã mở khoá đào tạo đại học điều dưỡng đầu tiên.

– Năm 1986, một số bệnh viện xây dựng phòng điều dưỡng.

– Năm 1990, ban hành quyết định thành lập phòng điều dưỡng tại các bệnh viện có trên 150 giường bệnh.

– Hội Điều dưỡng Việt Nam được thành lập ngày 26/10/1990.

– Năm 1993, ra quyết định về chế độ, trách nhiệm của y tá trong việc chăm sóc người bệnh tại bệnh viện. Chuyển đổi mô hình đào tạo y tá trung học thành cao đẳng điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y tế Nam Định.

– Ngày 20/12/1993, Bộ môn Điều dưỡng – Học viện Quân y được thành lập. Hiện nay, Bộ môn đào tạo các môn điều dưỡng cơ sở, kỹ năng y khoa cho các đối tượng y khoa, đào tạo điều dưỡng trình độ đại học.

– Năm 1995, mở hệ đào tạo cử nhân điều dưỡng chính quy tại Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

– Năm 1998, mở hệ đào tạo cao đẳng điều dưỡng chính quy tại Trường Cao đẳng Y tế Nam Định. Năm 2004, trường được nâng cấp lên Đại học Điều dưỡng.

– Ngày 22/4/2005, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV và việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng.

Xem Thêm: Một số quy tắc soạn thảo văn bản bạn nên biết

– Năm 2007, Chính phủ ra quyết định về tăng cường công tác điều dưỡng – hộ sinh giai đoạn 2002 – 2010.

– Năm 2012, ban hành Chuẩn năng lực Điều dưỡng Việt Nam.

– Năm 2012, ban hành Chuẩn đạo đức nghề nghiệp Điều dưỡng Việt Nam.

– Hiện nay, nhiều trường như Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Hà Nội, Đại học Điều dưỡng Nam Định… đã tổ chức đào tạo sau đại học.

Điều dưỡng Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức điều dưỡng trên thế giới như Thụy Điển, Nhật Bản và điều dưỡng khu vực. Việt Nam đang trên đường tiếp cận và hòa nhập với điều dưỡng khu vực và thế giới, đã có những đóng góp quan trọng trong các diễn đàn điều dưỡng quốc tế, có đại diện tham gia là thành viên làm Hội đồng Tư vấn Điều dưỡng – Hộ sinh toàn cầu tham gia chủ trì các hội nghị điều dưỡng của khu vực ASEAN.

3. CÁC HỌC THUYẾT ĐIỀU DƯỠNG THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG THỰC HÀNH ĐIỀU DƯỠNG

3.1. Học thuyết Florence Nightingale

Quá trình thực hành của Florence Nightingale được xem như mô hình học thuyết và khái niệm cho ngành Điều dưỡng.

Nightingale đã dùng môi trường như một phương tiện để điều dưỡng chăm sóc người bệnh. Điều dưỡng cần biết tất cả môi trường ảnh hưởng bệnh tật, tận dụng các môi trường quanh người bệnh tác động vào việc chăm sóc. Môi trường bao gồm không khí trong lành, ánh sáng, sức nóng, sạch sẽ, yên tĩnh, vệ sinh cá nhân lồng ghép vào điều dưỡng và điều trị.

Học thuyết này đến nay vẫn còn giá trị trong thực hành điều dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, quản lý các nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn, đề cao vệ sinh môi trường.

3.2. Học thuyết Peplau

Mối quan hệ gắn bó giữa điều dưỡng và người bệnh cần được xác định và học thuyết này cũng chỉ rõ quy trình lồng ghép, kết quả của sự lồng ghép này. Người bệnh là khách hàng, là một cá thể, họ có những nhu cầu cá nhân và điều dưỡng là người đáp ứng cho người bệnh trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân để chăm sóc người bệnh. Mục tiêu của điều dưỡng là giáo dục cho người bệnh và gia đình giúp đỡ người bệnh đạt được việc tự chăm sóc cho chính mình. Người điều dưỡng cố gắng phát triển mối quan hệ mật thiết với người bệnh. Điều dưỡng là người cung cấp dịch vụ, là người tư vấn và là người đại diện cho người bệnh. Học thuyết này chỉ dẫn quy trình trong mối quan hệ điều dưỡng – người bệnh là:

– Định hướng.

– Xác định vấn đề.

– Giải thích.

– Cam kết thực hiện.

3.3. Học thuyết Henderson

Điều dưỡng là sự hỗ trợ cho người bệnh hoặc người khỏe mạnh nếu họ có khả năng hoạt động để hồi phục, giữ gìn sức khỏe hoặc có chết cũng được chết một cách nhẹ nhàng. Mục tiêu của điều dưỡng là sớm giúp người bệnh đạt được tính độc lập càng sớm càng tốt. Học thuyết Henderson chỉ ra 14 nhu cầu cơ bản cho người bệnh:

  1. Hô hấp bình thường.
  2. Ăn uống đầy đủ.
  3. Chăm sóc bài tiết.
  4. Ngủ và nghỉ ngơi.
  5. Vận động và tư thế đúng.
  6. Mặc quần áo thích hợp.
  7. Duy trì nhiệt độ cơ thể.
  8. Vệ sinh cơ thể.
  9. Tránh nguy hiểm, an toàn.
  1. Được giao tiếp tốt.
  2. Tôn trọng tự do tín ngưỡng.
  3. Được tự chăm sóc, làm việc.
  4. Vui chơi và giải trí.
  5. Học tập có kiến thức cần thiết.

3.4. Học thuyết Orem

Chăm sóc điều dưỡng cần nhấn mạnh việc người bệnh tự chăm sóc. Orem khẳng định người bệnh cần được hướng dẫn, chỉ dẫn cách thức để tự họ làm, người bệnh sẽ thích thú vì thấy đời sống của họ vẫn còn có ý nghĩa, sức khỏe dần dần, từng bước được nâng cao. Mục tiêu của học thuyết này là giúp người bệnh có năng lực tự chăm sóc.

Theo ba mức độ có thể tự chăm sóc:

– Phụ thuộc hoàn toàn: người bệnh không có khả năng tự chăm sóc, theo dõi và kiểm soát các hoạt động hàng ngày của mình và phải nhờ vào điều dưỡng, người chăm sóc trực tiếp cho họ.

– Phụ thuộc một phần: khi người bệnh có hạn chế về việc tự chăm sóc, điều dưỡng cung cấp, giúp đỡ việc chăm sóc một phần cho họ.

– Không cần phụ thuộc: người bệnh tự chăm sóc, điều dưỡng hướng dẫn, tư vấn cho họ tự làm.

3.5. Học thuyết Newman

Betty Newman (1995) xác định chăm sóc toàn diện cho con người. Người điều dưỡng nhận định, quản lý và đánh giá hệ thống khách hàng. Hoạt động điều dưỡng bao gồm 3 mức độ: phòng ngừa cấp I, II và III.

– Phòng ngừa cấp I (ban đầu): ngay khi con người phát hiện có vấn đề liên quan, nguy cơ bệnh tật họ có thể có và cần được can thiệp ngay.

– Phòng ngừa cấp II: khi có những triệu chứng, dấu hiệu có bệnh, cần có kế hoạch chăm sóc điều trị sớm, không để bệnh nặng thêm.

– Phòng ngừa cấp III: bệnh rõ ràng cần tích cực chăm sóc điều trị không để bệnh tái phát và không để lại di chứng, thông qua giáo dục người bệnh và hỗ trợ phòng ngừa.

Câu hỏi ôn tập

  1. Trình bày định nghĩa về điều dưỡng theo Florence Nightingale, Hội Điều dưỡng Thế giới (1973), Hội Điều dưỡng Việt Nam và Hội Điều dưỡng Hoa Kỳ?
  2. Nêu các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về điều dưỡng?
  3. Trình bày một số mốc cơ bản trong lịch sử điều dưỡng thế giới và Việt Nam?
  4. Trình bày 5 học thuyết điều dưỡng thường sử dụng trong thực hành điều dưỡng?

PGS. TS Lê Anh Tuấn – BM Điều dưỡng

Previous Post

Hướng dẫn Cách Cài Đặt Camera Trên Điện Thoại Android, IOS

Next Post

Hàm số bậc nhất là gì? Công thức, Ví dụ và Bài … – DINHNGHIA.VN

admin

admin

Next Post
Hàm số bậc nhất là gì? Công thức, Ví dụ và Bài … – DINHNGHIA.VN

Hàm số bậc nhất là gì? Công thức, Ví dụ và Bài ... - DINHNGHIA.VN

ADVERTISEMENT
Plugin Install : Widget Tab Post needs JNews - View Counter to be installed
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Top 5 ứng dụng, phần mềm tạo sóng nhạc miễn phí trên PC, điện

Top 5 ứng dụng, phần mềm tạo sóng nhạc miễn phí trên PC, điện

17/01/2023
Nguồn Gốc & Ý Nghĩa Chiếc Nón Lá Việt Nam – Hải Triều

Nguồn Gốc & Ý Nghĩa Chiếc Nón Lá Việt Nam – Hải Triều

17/01/2023
Hướng dẫn Final Fantasy VII Remake: Cách lấy 9 trang phục ẩn

Hướng dẫn Final Fantasy VII Remake: Cách lấy 9 trang phục ẩn

17/01/2023
Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho sinh viên sư phạm mầm non

Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho sinh viên sư phạm mầm non

17/01/2023

Recommended

Top 5 ứng dụng, phần mềm tạo sóng nhạc miễn phí trên PC, điện

Top 5 ứng dụng, phần mềm tạo sóng nhạc miễn phí trên PC, điện

17/01/2023
Nguồn Gốc & Ý Nghĩa Chiếc Nón Lá Việt Nam – Hải Triều

Nguồn Gốc & Ý Nghĩa Chiếc Nón Lá Việt Nam – Hải Triều

17/01/2023
Hướng dẫn Final Fantasy VII Remake: Cách lấy 9 trang phục ẩn

Hướng dẫn Final Fantasy VII Remake: Cách lấy 9 trang phục ẩn

17/01/2023
Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho sinh viên sư phạm mầm non

Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho sinh viên sư phạm mầm non

17/01/2023

Thông tin

Trang web chia sẻ thông tin game, kinh nghiệm chơi MU online - Muvossong.vn

Chuyên Mục

  • Free fire
  • Hướng Dẫn
  • Liên minh huyền thoại
  • Liên minh tốc chiến
  • Liên quân mobile
  • Mu Mobile
  • Mu PC Việt Nam
  • Pubg mobile
  • Pubg PC

Liên kết

Vay tiền nhanh
No Result
View All Result
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách riêng tư
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ
  • Trang chủ MU Vô Song

© 2021 MUVOSONG.VN