Nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của một quốc gia, quyết định quốc gia đó giàu hay nghèo. Tại sao có những quốc gia có nền kinh tế mạnh, phát triển rất nhanh, trong khi tại châu Phi đã nhiều năm nhưng tốc độ phát triển vẫn rất chậm. Và bài viết sau đây về tăng trưởng kinh tế là gì sẽ giúp Quý vị hiểu được vấn đề này.
Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế (economic growth) là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian.
Phân biệt khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế Phát triển kinh tế (economic development) có nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế.
Phát triển kinh tế bao gồm:
– Tăng trưởng kinh tế
– Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại
– Đảm bảo công bằng xã hội
Như vậy, nếu coi tăng trưởng kinh tế là biến đổi về lượng thì phát triển kinh tế là sự biến đổi về chất của nền kinh tế.
Tăng trưởng kép:
Mô tả sự tăng trưởng tích lũy theo thời gian
Một quốc gia có tốc độ tăng trưởng là 1% và 1 quốc gia khác là 3% thì mức chênh lệch 2% này tạo nên sự khác biệt gì? Trong năm đầu tiên con số 2% có vẻ không đáng kể, tuy nhiên nếu con số này được duy trì liên tục qua nhiều năm thì sự khác biệt giữa 2 quốc gia là rất lớn. Điều này tạo nên hiệu ứng đuổi kịp (CATCH-UP EFFECT): Các nước có xuất phát điểm thấp thường tăng trưởng với tốc độ cao hơn sơ với các nước có xuất phát điểm cao.
Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế mang những ý nghĩa như sau:
– Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện
– Tăng trưởng tạo điều kiện giải quyết công ăn, việc làm, giảm thất nghiệp (Quy luật Okun: GDP thực tế tăng 2,5% so với mức tiềm năng thì tỉ lệ thất nghiệp giảm đi 1%)
– Tăng trưởng tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lí của nhà nước đối với xã hội.
Chính sách tăng trưởng kinh tế
Một số chính sách tăng trưởng kinh tế thường được áp dụng như:
– Chính sách khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nước
– Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
– Chính sách về vốn nhân lực
– Xác định quyền sở hữu tài sản và ổn định chính trị
– Chinh sách mở cửa nền kinh tế
– Chính sách kiểm soát tăng dân số
– Nghiên cứu và triển khai công nghệ mới
Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
Thứ nhất: Lý thuyết cổ điển
Adam Smith cho rằng tích lũy vốn và cả tiến bộ công nghệ cùng các nhân tố xã hội, thể chế đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một nước. Tăng sản lượng thông qua việc tăng số lượng đầu vào tương ứng – gia tăng tư bản theo chiều rộng. Tuy nhiên vì đất đai là có hạn nên đến một lúc nào đó sản lượng đầu ra sẽ tăng chậm dần
R.Malthus: Dân số tăng theo cấp số nhân, còn lương thực tăng theo cấp số cộng (do sự hữu hạn của đất đai). Muốn duy trì tăng sản lượng thì phải giảm mức tăng dân số
Theo Ricardo: tăng trưởng là kết quả của tích lũy, tích lũy là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí này lại phụ thuộc vào đất đai. Do đó đất đai là giới hạn đối với sự tăng trưởng.
Thứ hai: Lý thuyết trường phái Keynes
Tác phẩm Lí thuyết tổng quát về việc làm , lãi suất và tiền tệ
đã nhấn mạnh các nền kinh tế hiện đại cần các chính sách chính phủ chủ động để quản lí và duy trì tăng trưởng kinh tế. Điều này đi ngược lại quan điểm của trường phái cổ điển về tăng trưởng kinh tế tự do không cần sự can thiệp của nhà nước.
Kết luận rút ra từ mô hình Harrod-Domar
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ nghịch với k
+ Vì k thường cố định trong một thời kỳ, để điều chỉnh g chúng ta chỉ cần điều chỉnh s
+ Sự đánh đổi giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng trong tương lai.
Thứ ba: Lý thuyết tân cổ điển
Mô hình Solow – Swan (mô hình Solow)
Thứ tư: Lý thuyết hiện đại
Lý thuyết tân cổ điển cho biết để có tăng trưởng trong dài hạn thì phải có tiến bộ công nghệ nhưng lại không chỉ ra các yếu tố quyết định tiến bộ công nghệ (coi đây là yếu tố ngoại sinh); các lý thuyết tăng trưởng kinh tế sau này cố gắng đưa tiến bộ công nghệ vào trong mô hình (yếu tố nội sinh) để xem điều gì quyết định tiến bộ công nghệ.
Xét trên giác độ vi mô thì nó có lợi tức giảm dần (giống các loại hình vốn vật chất khác) nhưng xét trên giác độ vĩ mô thì nó có lợi tức tăng dần theo quy mô
Vì các hãng không sẵn lòng đầu tư lắm cho hoạt động R&D nên chính phủ cần phải thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động này
+ Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
+ Trợ cấp cho hoạt động R&D
+ Trợ cấp cho giáo dục: (giáo dục là quốc sách hàng đầu)
Trên đây là nội dung bài viết tăng trưởng kinh tế là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.