Chống chỉ định là trường hợp cụ thể trong đó người bệnh không nên sử dụng thuốc, thủ thuật hoặc phẫu thuật vì các biện pháp điều trị này có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Các bạn thường thấy chống chỉ định y học của ngành dược như chống chỉ định của thuốc, tuy nhiên các loại phẫu thuật hay kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và chăm sóc cũng có chống chỉ định. Vậy chống chỉ định là gì? Bạn đọc hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Chống chỉ định là gì?
1. Chống chỉ định là gì?
Chống chỉ định là bất cứ vấn đề gì như triệu chứng hoặc tình trạng y tế khiến người bệnh không được thực hiện điều trị hoặc loại kỹ thuật Y tế cụ thể do có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Chống chỉ định gồm có hai loại:
+ Chống chỉ định tuyệt đối là trường hợp người bệnh tuyệt đối không được thực hiện điều trị hoặc kỹ thuật y tế do tình trạng bệnh lý. Ví dụ, trẻ em không được dùng aspirin do thuốc này có thể gây ra hội chứng Reye.
+ Chống chỉ định tương đối có nghĩa là nên thận trọng xem xét sử dụng thuốc hoặc kỹ thuật y tế cho người bệnh. Bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng nếu lợi ích lớn hơn rủi ro. Ví dụ, chụp X-quang cho sản phụ là chống chỉ định tương đối do nguy cơ tia X ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi đang phát triển, tuy nhiên bác sĩ sẽ phải thực hiện khi cần để chẩn đoán các vấn đề bệnh lý có ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn thai nhi.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 18 và Điều 20 Thông tư 01/2018/TT-BYT quy định:
Chỉ định của thuốc phải tương ứng với công dụng, dạng bào chế, đường dùng của thuốc. Thông tin về chỉ định phải rõ ràng, cụ thể và phải nêu được các nội dung sau đây:
– Mục đích sử dụng thuốc: ghi rõ mục đích sử dụng thuốc, như: điều trị, hỗ trợ điều trị, phòng (dự phòng), giảm triệu chứng.
– Đối tượng sử dụng thuốc (nếu có): ghi rõ chỉ định hoặc giới hạn chỉ định cho từng nhóm đối tượng sử dụng nhất định, có thể phân loại theo nhóm tuổi hoặc lứa tuổi hoặc giới hạn nhóm tuổi cụ thể.
– Các điều kiện bổ sung để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả (nếu có).
Ví dụ: trong quá trình điều trị, cần phải phối hợp với các thuốc hoặc phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị hoặc làm giảm tác dụng không mong muốn của thuốc.
Chống chỉ định:
– Thuốc có chống chỉ định thì phải ghi cụ thể các trường hợp không được dùng thuốc.
– Thuốc có chống chỉ định ở trẻ em phải ghi rõ trẻ em trong độ tuổi cụ thể (tính theo tháng hoặc năm) hoặc nhóm người bệnh phù hợp khác (ví dụ theo giới tính, cân nặng) với từng chống chỉ định của thuốc.
Như vậy nên để đảm bảo an toàn thì pháp luật đã quy định cụ thể đối với thuốc có chống chỉ định thì phải ghi cụ thể các trường hợp không được dùng thuốc. Thuốc có chống chỉ định ở trẻ em phải ghi rõ trẻ em trong độ tuổi cụ thể (tính theo tháng hoặc năm), hoặc các nhóm người bệnh phù hợp khác (ví dụ theo giới tính, cân nặng) với từng chống chỉ định của thuốc.
Quy định như vậy một phần là để tránh được các tác dụng không mong muốn có liên quan đến lâm sàng là chỉ tiêu hướng tới bệnh nhân.
Xem thêm: Điều tra xã hội học là gì? Các bước điều tra xã hội học
2. Ý nghĩa chống chỉ định của thuốc
Một loại thuốc được chỉ định phụ thuộc vào sự cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ của nó. Khi đưa ra quyết định, bác sĩ lâm sàng thường cân nhắc các yếu tố có phần chủ quan, chẳng hạn như kinh nghiệm cá nhân, truyền miệng, người thực hành trước và ý kiến chuyên môn.
Một số phương pháp điều trị có thể gây ra phản ứng không mong muốn hoặc nguy hiểm ở những người dễ bị dị ứng, huyết áp cao hoặc mang thai.
Ví dụ, isotretinoin là một loại thuốc dùng để điều trị mụn trứng cá và thuốc này cũng chống chỉ định tuyệt đối cho sản phụ do làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Một số thuốc chống sung huyết có chống chỉ định ở những người bị huyết áp cao và người bệnh nên tránh các thuốc này.
Xem thêm: Thuật ngữ chiều cao thông thủy là gì?
3. Một số câu hỏi thường gặp
- Các loại chống chỉ định là gì?
Trả lời:
Có 2 loại chống chỉ định là:
– Chống chỉ định tuyệt đối: hoàn toàn không thể dùng biện pháp điều trị đó được. Thí dụ nếu như một người bệnh bị dị ứng với Penicillin, thì không được dùng chất đó nữa.
– Chống chỉ định tương đối: nên tránh dùng, nhưng nếu không có biện pháp nào khác tốt hơn, và cái lợi rõ hẳn hơn là cái hại, thì cũng nên dùng thuốc. Thí dụ một bệnh nhân, mà đã bị bệnh lở bao tử (Ulcus ventriculi), thường thì không nên dùng Acetyl salicylic acid. Nhưng nếu không có thuốc nào khác để dùng, và nếu cân nhắc là cái lợi lớn hơn cái hại, là có thể bị lở bao tử trở lại, thì nên dùng thuốc.
- Quy định về cách ghi chống chỉ định của thuốc như thế nào?
Trả lời:
– Thuốc có chống chỉ định thì phải ghi cụ thể các trường hợp không được dùng thuốc.
– Thuốc có chống chỉ định ở trẻ em phải ghi rõ trẻ em trong độ tuổi cụ thể (tính theo tháng hoặc năm) hoặc nhóm người bệnh phù hợp khác (ví dụ theo giới tính, cân nặng) với từng chống chỉ định của thuốc.
Trên đây là thông tin về chống chỉ định là gì. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin